Ghế da ô tô xuống cấp luôn là nỗi đau đầu của các chủ xế phải đối mặt do thời gian dài tiếp xúc với mồ hôi, không khí ẩm,…lâu dần làm giảm tính thẩm mỹ và tuổi thọ xe. Do đó, để giữ ghế da ô tô luôn như mới đòi hỏi chủ xế quan tâm và vệ sinh bảo dưỡng thời xuyên.
Ngoài ra, khi bề mặt ghế đã xuất hiện triệu chứng xuống cấp thì đâu là cách khắc phục hiệu quả nhất ? Cùng Renni tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Những nguyên nhân làm ghế da ô tô mau xuống cấp
- Đầu tiên phải nhắc đến do việc sử dụng lâu ngày, mồ hôi cơ thể tiết ra, ma sát với ghế da cộng thêm thời tiết ẩm dễ gây ra tình trạng bạc màu, rạn nứt, ẩm mốc.
- Thứ hai phải kể đến do đặc thù thời tiết, khí hậu nắng nóng của Việt Nam thời gian dài đậu xe dưới trời nắng, làm cứng da dễ dàng bong tróc.
- Đôi khi một thói quen vô hình cũng làm ảnh hưởng ghế da ô tô, đơn giản như chủ xế các hành vi ăn uống trên xe rất dễ gây bám bụi, mùi hôi, vụn thức ăn vương vãi khe kẽ ghế gây nấm mốc và mùi hôi.

- Chủ xế cũng cần để ý đến tất cả các dung dịch, chất tẩy rửa chuyên vệ sinh ghế da phải phù hợp với chất liệu ghế da, không nên dùng bàn chải cứng cọ xát quá mạnh trong quá trình vệ sinh làm bề mặt ghế da sờn mòn, bạc màu
- Một điều lưu ý quan trọng không kém khi gia chủ chở thú cưng nên sử dụng lồng nhốt hoặc đệm ghế tránh móng vuống của chúng làm trầy xước, rách và thủng da.
Kinh nghiệm làm mới ghế da ô tô sử lâu ngày
Bên cạnh việc vệ sinh, chủ xế cũng cần lưu ý một số thói quen tốt trong khi sử dụng và bảo dưỡng, chăm sóc ghế da thường xuyên tránh tình trạng sờn mòn, bạc màu:
Với đặc trưng khí hậu nóng nắng hầu như quanh năm, dù xế cưng được dán phim cách nhiệt. Tuy nhiên vào mùa hè, chủ xế nên lưu ý đậu xe nơi có bóng râm, mở cửa và hạ nhiệt độ giúp xe thoát hơi nóng từ trong ra ngoài. Tránh hiệu ứng nhà kính làm bạc màu, nứt và khô bề mặt ghế da
Nếu ghế da ô tô của bạn là ghế da thật, bạn chú ý sử dụng dung dịch vệ sinh ghế và kem dưỡng ẩm để làm sạch và giữ độ ẩm cho ghế da, giúp ghế da luôn sáng bóng và mềm mại.


Đặc biệt, khi phát hiện bộ ghế bị bám các vết bẩn hoặc chất lỏng bất ngờ đổ hoặc thấm lên ghế cần nhanh chóng được vệ sinh tránh để lâu hư hỏng bề mặt da. Vì vậy, gia chủ cần trang bị bộ vệ sinh trên xe hoặc vải cũ, áo thun cũ,.. dể vệ sinh sơ bộ nhanh chóng nhất có thể.
Chủ xế cũng cần chú ý không nên đặt các vật dụng như dao bỏ túi, chìa khóa, các vật dụng sắt nhọn,…lên bề mặt ghế da.
Khi nào nên bọc lại hay phục hồi ghế da ô tô
Vậy trong trường hợp, ghế da ô tô sờn mòn quá nặng thì chủ xe nên khắc phục và xử lý như thế nào và tùy vào từng tình trạng cần có biện pháp khắc phục phù hợp:
Những trường hợp nên bọc ghế da ô tô:
Ghế giả da, ghế nỉ, ghế da công nghiệp: Đối với các dòng ghế da này tuổi thọ thường rất thấp do da nhân tạo trong quán trình công nghiệp nên giá thành khá rẻ vì thế chúng có tuổi thọ khá thấp. Tốt nhất một khi xảy ra tình trạng hư hỏng, tốt chủ xế nên thay lớp da mới, bọc lại ghế da ô tô.
Ghế da thật bị rách, sờn mòn quá nặng: Dù là ghế da thật nhưng một khi chúng bị sờn mòn quá nặng, để đảm bảo độ bền trong quá trình sử dụng lâu dài, tốt nhất chủ xế nên bọc lại ghế da hoặc chỉ thay những phần hư hỏng của ghế.

Những trường hợp nên phục hồi hồi ghế ô tô
Ghế da chất liệu cao cấp: Với các dòng ghế da ô tô cao cấp hầu hết được trang bị chất liệu da đắt tiền, một khi xảy ra tình trạng sờn mòn, rạn nứt, bạc màu, trầy xước,… chủ xế có thể tái sử dụng lớp da còn tốt bằng giải pháp phục hồi ghế da ô tô là hoàn toàn có thể trở về như mới mà không cần bọc lại.


Những chi tiết đòi hỏi độ thẩm mỹ cao: Thông thường, đối với các dòng xe xuất khẩu nội thất ô tô nhất là các dòng ghế da được may và tạo hình khá phức tạp. Vì vậy, một khi bọc lại form dáng sẽ thay đổi, không sắc nét như ban đầu. Đối với những chi tiết này sơn phục hồi là giải pháp phù hợp để xử lý các lỗi trên da mà vẫn được bộ da zin giá trị của xe.
Ghế da thật chỉ hư hỏng một phần hoặc một vài chi tiết: Đối với ghế da bị các tình trạng như: bạc màu, rạn nứt, sờn da, thủng lỗ, rách,.. cần áp dụng giải pháp sơn phục hồi ghế da ô tô để xử lý các hư hỏng trên một phần hoặc toàn bộ ghế da.
Hy vọng, những kinh nghiệm làm mới ghế da được chia sẻ từ Renni đã giúp chủ xế biết được tình trạng ghế da của mình nhằm có những phương pháp phòng tránh và chẳng may hư hỏng cũng có được hướng xử lý ghế da ô tô của mình thật phù hợp.
Xem thêm: Dịch vụ tân trang nội thất ô tô từ cũ thành mới
Tham khảo: Thông tin chăm sóc, sữa chữa phục hồi nội thất ô tô